Gần đây dư luận bàn tán xôn xao về một cách dạy đánh vần mới được hướng dẫn trong sách Công nghệ giáo dục. Cách hướng dẫn đánh vần trên có một số điểm khác so với cách dạy truyền thống. Một phần không nhỏ dư luận nghi ngờ khả năng đọc, viết của trẻ.
CNGD là công trình của một nhóm tác giả, đứng đầu là GS Hồ Ngọc Đại.
Công nghệ giáo dục (CNGD) dạy đánh vần ra sao
Cần phân biệt âm thanh và chữ. Để dễ, ví dụ 2 chữ sau: interesting và enjoy. Trong 2 chữ trên, ký tự i và e là khác nhau, nhưng âm của nó là giống nhau (đều là /i/).
CNGD dạy đánh vần theo âm, là âm thanh, chứ không phải theo ký tự (chữ). Một cách đại trà, dân Việt Nam được dạy đánh vần theo chữ, nghĩa là đọc chữ thành tiếng.
Sau khi học đánh vần xong, trẻ sẽ biết đọc. Như vậy, người học theo CNGD vẫn nói và viết tiếng Việt bình thường.
Hiệu quả của cách dạy đọc theo Công nghệ giáo dục
Cách dạy đọc theo CNGD là thuận theo tự nhiên. Từ đó, ta đoán là trẻ sẽ học dễ hơn, hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, đó mới chỉ là đoán. Cần thiết phải có nghiên cứu khẳng định hiệu quả của CNGD so với cách dạy bình thường.
May mắn, một nhóm khảo sát học sinh (*) cho kết quả như sau:
- Về đọc: CNGD khảo sát 478 học sinh, đạt chuẩn đọc 96.03%; Chương trình thường khảo sát 220 học sinh, đạt chuẩn đọc 92.73%
- Về viết: CNGD khảo sát 516 học sinh, đạt chuẩn đọc 95.54%; Chương trình thường khảo sát 220 học sinh, đạt chuẩn đọc 92.27%
Trong bài báo trên, nhà báo cho rằng với kết quả như vậy, chương trình CNGD giúp học sinh có tỷ lệ biết đọc, biết viết cao hơn.
Tác giả kiểm tra bằng phân tích Chi bình phương, kết quả cho thấy với khảo sát về năng lực đọc, p value = 0.7; với khảo sát về năng lực viết p value = 0.8
Như vậy, với mức ý nghĩa 5%, dữ liệu thống kê cho thấy không có sự khác biệt về năng lực đọc, viết giữa học sinh học CNGD và học sinh học chương trình thường.
Nghiên cứu trên là nghiên cứu dạng thực nghiệm, theo mô hình
EG: R O1 X O2
CG: R O3 O4
Xem thêm: http://nguyennamphong.com/mot-so-mo-hinh-nghien-cuu-marketing-thuc-nghiem/
Một số vấn đề: Nghiên cứu được thiết kế tốt thì nhóm học sinh học chương trình thường và CNGD rồi được khảo sát phải ngẫu nhiên. Điều kiện này khó đảm bảo.
Công nghệ giáo dục, ngoài cách đánh vần còn gì
Theo tìm hiểu của tác giả, ngoài chuyện đánh vần, CNGD còn nhiều điểm khác biệt như triết lý giáo dục, cách tổ chức trường lớp, thầy cô. Chuyện đánh vần chỉ là 1 chuyện rất nhỏ trong toàn bộ CNGD.
Triết lý giáo dục: lấy học sinh làm trung tâm, cho học sinh phát triển tự nhiên, đi học là phải vui, thầy cô chỉ hướng dẫn…
Tác giả cho rằng, CNGD là một chương trình tiến bộ.
(*): https://laodong.vn/giao-duc/ket-qua-do-nghiem-bat-ngo-tu-chuong-trinh-tieng-viet-cong-nghe-giao-duc-627770.ldo