Thiết kế nghiên cứu là gì
Thiết kế nghiên cứu (TKNC) là quá trình hoạch định dự án nghiên cứu. TKNC gồm 2 bước: (1) Xác định cụ thể cái mình muốn đạt được, (2) Xác định phương cách tối ưu để đạt được nó. (*)
Phân loại các thiết kế nghiên cứu
Theo bước (1) ở trên, có thể phân loại nghiên cứu thành 3 loại cơ bản: NC khám phá, NC mô tả, NC nhân quả tùy vào mục tiêu nghiên cứu. Tham khảo hình dưới
Thiết kế nghiên cứu khám phá
Mục đích của nghiên cứu này là tìm hiểu sơ bộ vấn đề. Đây là loại nghiên cứu được các nhà quản trị sử dụng nhiều nhất.
Trong nghiên cứu khám phá, nhà nghiên cứu sử dụng linh hoạt các kỹ thuật khác nhau. Tùy theo nguồn dữ liệu mà có thể tạm chia thành 2 loại: dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp.
Dữ liệu thứ cấp là dữ liệu đã được người khác thu thập, nhà nghiên cứu sử dụng lại. Đó có thể là dữ liệu bên trong tổ chức hay dữ liệu được xuất bản.
Dữ liệu sơ cấp là dữ liệu mà nhà nghiên cứu tự thu thập. Trong nghiên cứu khám phá, dữ liệu này có thể đến từ quá trình nhà nghiên cứu phỏng vấn, quan sát, thảo luận.
Thiết kế nghiên cứu mô tả
Nghiên cứu mô tả là nghiên cứu có mục tiêu là “tả” lại thị trường.
Kết quả cụ thể của nghiên cứu mô tả có thể là đặc tính người tiêu dùng; thói quen tiêu dùng; thái độ của người tiêu dùng với các tác động marketing…
Nghiên cứu loại này được thiết kế theo quy trình chặt chẽ, chi tiết.
Cách thu thập dữ liệu thường được dùng là phỏng vấn bằng bảng câu hỏi chi tiết hoặc quan sát (đối với môi trường internet).
Thiết kế nghiên cứu nhân quả
Nghiên cứu nhân quả là các nghiên cứu nhằm tìm ra mối quan hệ nhân quả giữa các biến. Để thực hiện nghiên cứu nhân quả, người ta thường dùng các kỹ thuật thử nghiệm hoặc bằng mô hình toán.
Điều kiện cho mối quan hệ nhân quả
Các điều kiện sau là điều kiện cần cho các mối quan hệ nhân quả
- Biến thiên đồng hành: biến nguyên nhân và biến kết quả phải đồng hành với nhau.
- Thời gian xuất hiện: biến kết quả phải xuất hiện đồng thời hoặc sau biến nguyên nhân
- Vắng mặt các lý giải thay thế: không có các lý giải khác cho kết quả ngoại trừ biến nguyên nhân
Xem thêm: mô hình nghiên cứu thử nghiệm
Bạn có ý kiến khác, hay cần trao đổi thêm? Xin vui lòng comment bên dưới, hoặc nhắn cho tôi tại đây:
Cho em hỏi là: Nghiên cứu khoa học trong y khoa nếu sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tần, chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống, chọn mẫu chùm và chọn mẫu nhiều giai đoạn thì hiệu lực thiết kế bằng bao nhiêu???? Vì sao????
“Hiệu lực thiết kế” là cái gì bạn?