Các quy định về KLTN được thông tin đầy đủ trong kế hoạch. SV vui lòng chú ý một số điểm sau đây.
Loại đề tài: có 2 loại là nghiên cứu ứng dụng để đưa ra giải pháp và nghiên cứu thị trường/hành vi.
Yêu cầu: có yêu cầu về nội dung và yêu cầu về hình thức.
Tính điểm: có quy định về cách tính điểm.
Download file kế hoạch tại đây
Quy định trình bày:
1. CÁC DẠNG ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Các đề tài được dùng thực hiện KLTN thường nằm ở 2 dạng: dạng nghiên cứu dự án và dạng nghiên cứu hành vi. Các đề tài này khác nhau chủ yếu ở mục tiêu nghiên cứu.
Đề tài dạng nghiên cứu dự án: mục tiêu là nghiên cứu để đưa ra giải pháp cho một vấn đề của doanh nghiệp/tổ chức. vd: Phân tích thực trạng kinh doanh của công ty X và đề xuất một số giải pháp. Với đề tài này, đối tượng hưởng lợi và sử dụng kết quả nghiên cứu là công ty X. Đối tượng hưởng lợi cũng có thể là các tổ chức khác như các sở, ban, ngành, địa phương, quốc gia…
Đề tài nghiên cứu dạng hành vi: mục tiêu là nghiên cứu để tìm ra hiểu biết mới về hành vi. Vd: các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn phương tiện giao thông ở TpHCM. Đề tài này tìm hiểu hành vi, cụ thể là “các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn’’, phạm vi nghiên cứu là TpHCM. Đề tài này nhằm tìm ra hiểu biết, tri thức mới, rằng ‘’cái gì’’ ảnh hưởng đến quyết định chọn, và những cái đó ảnh hưởng mạnh yếu ra sao.
2. QUY ĐỊNH CHẤM VỚI CÁC ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Khoa Marketing, Đại học Tài chính – Marketing quy định barem chấm điểm như sau
2.1. VỚI ĐỀ TÀI DẠNG NGHIÊN CỨU DỰ ÁN
Hình thức và kết cấu khóa luận (1,0 điểm)
- Tên đề tài rõ ràng, ngắn gọn, hợp lý.
- Trình bày rõ ràng, sạch, đúng quy định.
- Bảng, hình rõ đẹp, khoa học.
- Lỗi chính tả, lỗi đặt câu không đáng kể.
- Trình bày trích dẫn và liệt kê tài liệu tham khảo khoa học, đúng quy định.
- Bố cục chặt chẽ, mạch lạc.
- Kết cấu hợp lý, phù hợp với đề tài nghiên cứu.
Tổng quan về đề tài (0,5 điểm)
- Làm rõ tính cấp thiết của đề tài.
- Mục tiêu của đề tài được xác định rõ ràng, cụ thể.
- Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, ý nghĩa của nghiên cứu trình bày rõ ràng, hợp lý
Cơ sở lý thuyết (1,0 điểm)
- Cơ sở lý thuyết phù hợp, logic với các phần thực trạng và đề xuất của đề tài. Chỉ đưa những vấn đề lý thuyết mà các chương sau có sử dụng đến, không đưa thừa.
- Các cơ sở lý thuyết đáng tin cậy (chú ý tính cập nhật trong 5 năm gần nhất).
- Thể hiện được khung lý thuyết (framework) của vấn đề nghiên cứu (kế hoạch marketing/chiến lược marketing/thương hiệu…) logic với những yếu tố làm cơ sở để đề xuất.
Phương pháp nghiên cứu (1 điểm)
- Phương pháp nghiên cứu phù hợp với mục tiêu đề ra.
- Đề tài có thực hiện khảo sát làm cơ sở đề xuất. Khảo sát hợp lý, kết quả làm cơ sở để đề xuất.
Kết quả nghiên cứu (5,5 điểm)
- Có nghiên cứu, đánh giá các yếu tố môi trường, triển trọng thị trường, có dự báo thị trường.
- Có đánh giá các đối thủ cạnh tranh, khách hàng, các bên liên quan làm cơ sở đề xuất.
- Có đánh giá thực trạng doanh nghiệp và hoạt động marketing của họ một cách đầy đủ, hợp lý làm cơ sở đề xuất.
- Đưa ra được mục tiêu một cách cụ thể, rõ ràng, đo lường được và khả thi.
- Đề xuất được chiến lược/kế hoạch hay chương trình hành động… phù hợp với tên đề tài và hợp lý với các phân tích, đánh giá các phần trên.
- Các đề xuất ở chương 3 phù hợp với cơ sở lý thuyết được trình bày ở chương 1 và cơ sở thực tiễn ở chương 2.
Kết luận (0,5 điểm)
- Kết luận ngắn gọn, súc tích, đáp ứng được mục tiêu đề ra, phù hợp với kết quả thu được.
- Đề nghị hợp lý.
Tính sáng tạo và triển vọng của đề tài (0,5 điểm)
Đề tài có khả năng áp dụng, có tính khả thi.
2.2. VỚI ĐỀ TÀI DẠNG NGHIÊN CỨU
Hình thức và kết cấu khóa luận (1,0 điểm)
- Tên đề tài rõ ràng, ngắn gọn, hợp lý.
- Trình bày rõ ràng, sạch, đúng quy định.
- Bảng, hình rõ đẹp, khoa học.
- Lỗi chính tả, lỗi đặt câu không đáng kể.
- Trình bày trích dẫn và liệt kê tài liệu tham khảo khoa học, đúng quy định.
- Bố cục chặt chẽ, mạch lạc.
- Kết cấu hợp lý, phù hợp với đề tài nghiên cứu.
Phần tổng quan về đề tài (0,5 điểm)
- Làm rõ tính cấp thiết của đề tài.
- Mục tiêu của đề tài được xác định rõ ràng, cụ thể.
- Thể hiện rõ câu hỏi nghiên cứu.
- Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, ý nghĩa của nghiên cứu trình bày rõ ràng, hợp lý.
Phần cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu (2,0 điểm)
- Các khái niệm nghiên cứu được trình bày đầy đủ.
- Cơ sở lý thuyết phù hợp.
- Tổng quan đầy đủ các nghiên cứu liên quan trực tiếp đến đề tài (chú ý tính cập nhật các nghiên cứu trong và ngoài nước trong 5 năm gần nhất).
- Biện giải được sự hợp lý của các biến trong mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu.
- Biện luận được việc lựa chọn các biến và biến quan sát trong mô hình nghiên cứu một cách phù hợp.
Phương pháp nghiên cứu (1,5 điểm)
- Phương pháp nghiên cứu phù hợp với mục tiêu đề ra.
- Kết hợp được các phương pháp nghiên cứu (nghiên cứu định tính để khám phá, nghiên cứu định lượng để kiểm định)
- Mô tả chi tiết được thiết kế nghiên cứu, quần thể nghiên cứu, phương pháp lấy mẫu, xử lý dữ liệu, tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định…) cụ thể, phù hợp.
Kết quả nghiên cứu – Thảo luận (4,0 điểm)
- Kết quả nghiên cứu thống kê mô tả phù hợp với quần thể nghiên cứu.
- Khối lượng nghiên cứu lớn, có đầu tư nhiều, kiểm định đầy đủ, hợp lý.
- Trình bày đầy đủ, hợp lý kết quả nghiên cứu định tính và định lượng.
- Kết quả nghiên cứu đáng tin cậy.
- Kết quả nghiên cứu đáp ứng mục tiêu đã đề ra.
- Kết quả nghiên cứu phù hợp với cơ sở khoa khoa học và thực tiễn.
- Thảo luận, đánh giá kết quả một cách logic, hợp lý.
Kết luận – Hàm ý quản trị (0,5 điểm)
- Kết luận ngắn gọn, súc tích, đáp ứng được mục tiêu đề ra, phù hợp với kết quả thu được.
- Hàm ý chính sách khả thi, phù hợp với kết quả nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu.
- Hạn chế của đề tài không ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu của đề tài.
Tính sáng tạo và triển vọng của đề tài (0,5 điểm)
Đề tài có khả năng áp dụng, tham khảo; có hướng phát triển những nghiên cứu tiếp.
3. CÁCH THỰC HIỆN CÁC ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Để thực hiện nghiên cứu được dễ dàng, người nghiên cứu cần làm kỹ bước xây dựng đề cương nghiên cứu. Đề cương nghiên cứu cần thể hiện rõ các mục dưới đây.
Xem thêm: https://nguyennamphong.com/quy-trinh-nckh/
3.1. XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Như các phần trước đã nói, người nghiên cứu cần xác định mục tiêu của mình là gì: (i) tìm ra tri thức mới (dạng nghiên cứu hành vi) hay (ii) Tìm ra thông tin hỗ trợ cho các tổ chức (dạng nghiên cứu dự án).
Cụ thể hơn, mục tiêu nghiên cứu có thể làm
- Nhóm 1: Xác định vấn đề doanh nghiệp/tổ chức đang gặp phải, hoặc xác định ‘’yếu tố’’ mình chưa biết có thể ảnh hưởng đến một khái niệm.
- Nhóm 2: mô tả thị trường, chẳng hạn về các điểm như quy mô, tốc độ tăng trưởng, đặc tính người tiêu dùng theo các tiêu chí nhân khẩu học (giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, thu nhập…). Lưu ý: kết quả của nghiên cứu này chỉ đủ để ‘’tả’’ lại thị trường, không đủ kết luận mối quan hệ nhân – quả giữa các khái niệm.
Nhìn vào hình trên ta thấy có mối tương quan (nghịch) khá mạnh giữa đức tin vào thượng đế và GDP đầu người.
Nhưng hình trên chỉ ‘’tả’’ lại ‘’mối tương quan (nghịch) mạnh’’ thôi, không hàm ý nhân – quả. Nghĩa là không chắc rằng, một địa phương tăng tín đồ tôn giáo thì nơi đó nghèo đi và ngược lại. - Nhóm 3: tìm ra yếu tố nào là nguyên nhân của một yếu tố khác. Đây là nghiên cứu nhân – quả.
3.2. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
Mục tiêu nghiên cứu quyết định bạn thiết kế nghiên cứu như thế nào? Cụ thể hơn, trong bước này bạn sẽ cần làm một số việc
Kiểm tra lại cơ sở lý luận (literate review)
Đã có đề tài nghiên cứu nào tương tự được công bố chưa. Tương tự ở đây có thể là tương tự về sản phẩm, ngành hàng, thị trường… Đề tài được tham khảo càng cập nhật càng tốt (vì hành vi con người và thị trường có thể thay đổi)
Nghiên cứu định tính (có thể có)
Có thể bạn sẽ sử dụng phương pháp này nếu một trong các mục tiêu của bạn là nghiên cứu khám phá.
Bạn có thể nghiên cứu với chuyên gia, thảo luận/phỏng vấn đối tượng khảo sát về nội dung nghiên cứu. Xem họ có nhận xét gì, có yếu tố nào cần them/bớt không?
Xem thêm: Nghiên cứu định tính
Nghiên cứu định lượng (có thể có)
Lấy dữ liệu từ thị trường (và cần đại diện cho thị trường) để phân tích, tìm ra thông tin. Phương pháp nghiên cứu định lượng rất thường được dùng trong nghiên cứu mô tả, nhân quả; thỉnh thoảng được dùng trong nghiên cứu khám phá.
3.3. THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU
Lập kế hoạch và thực hiện nghiên cứu: cần cụ thể phân ra các bước, bước nào làm việc gì, vào thời gian nào, cần nguồn lực gì, phối hợp với cá nhân/tổ chức nào…
Ở trên là phân toàn bộ dự án nghiên cứu thành các công việc nhỏ. Với nhóm gồm nhiều người, cần phải thể hiện chi tiết ai phụ trách công việc gì.
4. TƯ DUY VÀ KỸ THUẬT VIẾT
Xin mời tham khảo bài viết sau của tác giả Vũ Thế Dũng
Câu hỏi: từ câu chuyện VietJet đón U23 Việt Nam, tìm hiểu các lý thuyết marketing có liên quan như scandal marketing, wom, viral marketing, crisis management, phân tích và đề xuất giải pháp.
Điểm 1:
Theo em, ….
Em cho rằng….
Em nghĩ chị Thảo nên….
Điểm 10:
Phần 1: tóm tắt tình huống của VJ
Sự việc diễn ra như sau…..(1) (2) (3)
Nhận định các vấn để chính mà VJ đang gặp:
–
–
Phần 2: tổng quan lý thuyết và các tình huốnh khủng hoảng tương tự
Sau khi xem xét tình huống và tìm hiểu, có 3 lý thuyết có khả năng giúp làm sáng tỏ vấn đề này
– Lý thuyết A (4) , trình bày tóm tắt và lý giải sự liên quan
– Lý thuyết B (5), trình bày tóm tắt và lý giải sự liên quan
– Lý thuyết C (6): trình bày tóm tắt và lý giải sự liên quan
– Tình huống United Airlines và Bác sĩ Đào (6): tóm tắt tình huống và lý giải sự liên quan
– Nhận định chung
Phần 3: Giải pháp
– Từ các nền tảng trên chúng ta có thể để xuất các giải pháp sau để xử lý khủng hoảng:
– Nếu tốt hơn có thể phỏng vấn 1-2 chuyên gia xử lý khủng hoảng truyền thồng và tóm tắt ý kiến của họ.
Phần 4: Kết luận
Tài liệu tham khảo:
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
Có sự khác biệt rất rõ của bài điểm 1 và bài điểm 10. Rất tiếc, trong quan sát cá nhân của mình, hiện nay rất nhiều sinh viên các ngành quản trị của VN (đại học và cao học) đều trả lời ở ngưỡng điểm 1 hoặc nhỉnh hơn 1 chút.
Đặc điểm của điểm 1:
– Dựa hoàn toàn vào quan điểm, ý kiến cá nhân vốn rất hạn chế. Tại sao người ta nói dân quản trị/ kinh tế/ xã hội chém gió có lẽ ở chỗ này.
– Thiếu nền tảng khoa học, lý thuyết. Không biết lý thuyết, lười, nhưng không tìm hiểu, sau đó thì cho rằng chỉ có kinh nghiệm của mình có giá trị. Cái này thì là bệnh chung của nhiều người không chỉ sinh viên.
Đặc điểm của các bài na ná điểm 10: có cấu trúc, có lý thuyết. Tuy nhiên có 3 cái thiếu cốt tử:
– Không có trích dẫn và tài liệu tham khảo, nên không thể đánh giá độ đúng đắn và chính xác. Nặng hơn thì gọi là đạo văn.
– Chép nguyên văn lý thuyết từ nguồn.
– Thiếu phân tích, đánh giá, nhận định của bản thân người viết.
Có thể thấy, bài đểm 10 ngoài tính cấu trúc, cơ sở khoa học, còn là năng lực phân tích, đánh giá, và sau đó đưa ra được nhận định riêng- đây là các bậc 4, 5, 6 của thang Bloom (analyse, evaluate, create). Cùng 1 bài tập, nhưng chuẩn đầu ra hoàn toàn có thể khác nhau. Học như thế này thì cũng chính là bước đầu làm nghiên cứu khoa học.
Làm được bài điểm 10 khá vất vả, nhưng nó mới chính là cách cần phải học, phải dạy và là cách chúng ta đi từ làng ra thế giới.
Phân tích trên của tác giả cho thấy, để đề tài nghiên cứu có chất lượng cần phải:
Một là, ưu tiên tìm hiểu khách quan hơn là chủ quan, thể hiện ở số liệu, ở lý thuyết mà mình sử dụng làm căn cứ
Hai là, có sự phân tích (đối chiếu, đánh giá) và tổng hợp. Hơn là chép lại hoàn toàn lý thuyết của người khác.
Ba là, cần trích dẫn đúng phương pháp. Phương pháp trích dẫn phổ biến hiện nay cho khối ngành kinh tế/xã hội là APA. Quy định về trích dẫn theo phương pháp APA có thể tham khảo tại đây
5. QUY ĐỊNH TRÌNH BÀY
Tùy vào việc nghiên cứu này cung cấp cho ai mà các bạn có cách trình bày phù hợp.
Nếu các bạn là doanh nghiệp nghiên cứu thị trường, các bạn có thể trình bày nghiên cứu theo form công ty mình.
Nghiên cứu của sinh viên đại học Tài chính – Marketing có quy định trình bày. Xem tại đây.